Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Quy định cần biết
Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm? Quy định mới nhất về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện ra sao? Bài viết cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về luật giao thông và lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm, giúp bạn lái xe an toàn.
Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Quy định của Pháp luật
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Người điều khiển, người ngồi trên xe máy (bao gồm cả xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”
Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện như sau:
- Người điều khiển và người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Mũ bảo hiểm phải được đội đúng quy cách, có quai cài chắc chắn, không che khuất tai, mắt, mặt.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao mà còn vi phạm luật giao thông.
Vì sao cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện?
Dưới đây là một số lý do chính vì sao việc đội mũ bảo hiểm lại quan trọng:
- Đầu và não là các bộ phận cực kỳ quan trọng và dễ bị tổn thương trong các tai nạn giao thông. Mũ bảo hiểm được thiết kế để hấp thụ lực va đập, giảm thiểu rủi ro chấn thương sọ não và các tổn thương nghiêm trọng khác.
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vọng khi tai nạn giao thông đó chính là chấn thương sọ não. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ não bộ, giảm thiểu nguy cơ tử vong một cách hiệu quả.
- Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Đội mũ bảo hiểm cũng giúp phát triển thói quen an toàn cho bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em.
- Trong trường hợp xảy ra tai nạn, việc đội mũ bảo hiểm có thể là yếu tố quyết định giúp người dùng tránh khỏi các vấn đề phức tạp về y tế và pháp lý.
- Đội mũ bảo hiểm là hành động thể hiện ý thức văn minh, trách nhiệm của bản thân đối với sức khỏe và tính mạng của chính mình và những người tham gia giao thông khác.
- Một số loại mũ được trang bị thêm phần kính giúp bảo vệ người dùng khỏi những tác động của thời tiết hiệu quả.
Hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Không đội mũ bảo hiểm tăng rủi ro bị chấn thương sọ não và các tổn thương nghiêm trọng khác trong trường hợp xảy ra tai nạn. Đây là loại chấn thương có thể gây ra di chứng lâu dài, thậm chí tử vong.
- Chấn thương đầu có thể để lại những hậu quả lâu dài như mất trí nhớ, khó khăn trong giao tiếp, khả năng vận động hạn chế và các vấn đề về tâm lý.
- Chi phí điều trị các chấn thương do tai nạn giao thông có thể tốn kém và kéo dài, đặc biệt là khi nó liên quan đến các tổn thương nghiêm trọng về đầu và não.
- Tai nạn giao thông có thể gây ra gánh nặng tài chính và cảm xúc cho gia đình nạn nhân. Đồng thời, còn gây tổn thất cho cộng đồng về mặt nguồn lực y tế và an ninh giao thông.
- Sau tai nạn, người không đội mũ bảo hiểm có thể bị ám ảnh tâm lý, lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
- Theo quy định của pháp luật, người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp khi đi xe đạp điện
Để lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn, thoải mái và phù hợp khi đi xe đạp điện, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau:
Đảm bảo rằng mũ bảo hiểm bạn chọn đạt tiêu chuẩn toàn của các cơ quan uy tín như QCVN ( Việt Nam) CPSC (Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ), EN (Tiêu chuẩn Châu Âu) hoặc tiêu chuẩn tương đương. Những chứng nhận này bảo đảm rằng mũ đã trải qua các bài kiểm tra va đập và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.
Sử dụng một thước dây để đo chu vi đầu, sau đó so sánh với bảng kích thước của nhà sản xuất để tìm kích cỡ phù hợp. Hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thử mũ trước khi mua. Mũ bảo hiểm nên vừa khít với đầu nhưng không gây cảm giác chật chội hoặc đau đầu. Quai đeo mũ phải có thể điều chỉnh để đảm bảo mũ không bị lỏng lẻo hoặc quá chặt.
Ưu tiên chọn mũ bảo hiểm được làm từ vật liệu nhẹ và bền như ABS nguyên sinh. Lớp xốp bên trong bằng EPS (Expanded Polystyrene) để hấp thụ lực va đập và bảo vệ đầu hiệu quả. Lớp lót mềm mại, thấm hút mồ hôi và có thể tháo rời để vệ sinh khi cần.
Chọn mũ của các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và dịch vụ tốt nhất. Hãy xem xét các đánh giá và phản hồi từ những người dùng khác để đánh giá chất lượng và hiệu quả bảo vệ của mũ.
Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
Dưới đây là một số lưu ý cần biết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng mũ bảo hiểm đi xe đạp điện:
- Khi đội mũ bảo hiểm nên thẳng trên đầu, không nên bị lệch lên phía trên trán hoặc kéo xuống quá sâu che mặt.
- Đảm bảo rằng quai đeo được cài chặt vừa phải quanh cằm. Chúng không được quá lỏng làm mũ có thể bị trượt ra khỏi đầu khi có va chạm hoặc quá chặt làm bạn khó chịu.
- Đừng để mũ bảo hiểm ở nơi có nhiệt độ cao như trong cốp xe hơi hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.
- Vệ sinh mũ thường xuyên, làm sạch mũ bằng khăn mềm và dung dịch làm sạch nhẹ, tránh sử dụng hóa chất mạnh.
- Luôn thay thế mũ bảo hiểm sau một tai nạn nghiêm trọng, ngay cả khi không thấy hư hại rõ ràng, vì cấu trúc bên trong có thể đã bị tổn thương.
- Cân nhắc thay mũ mới sau khoảng 3-5 năm sử dụng, tùy vào nhà sản xuất và tần suất sử dụng.
- Không bao giờ đi xe mà không đội mũ, dù chỉ di chuyển quãng đường ngắn.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Quy định cần biết do ASAMA tổng hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm và lựa chọn được cho mình chiếc mũ phù hợp.
- Sản xuất nón bảo hiểm in logo ở Điện Biên giá gốc, không qua trung gian
- Cách tăng doanh số với chương trình khuyến mãi tặng nón bảo hiểm
- Sản xuất nón bảo hiểm in logo Phú Thọ giao hàng nhanh chóng
- Hướng dẫn đặt nón bảo hiểm quà tặng số lượng nhỏ cho doanh nghiệp
- Nón bảo hiểm in logo Bắc Giang đa dạng mẫu mã, giá tốt
- Giá nón bảo hiểm quảng cáo là bao nhiêu? Những điều cần biết
- Bí quyết đặt nón bảo hiểm quảng cáo giá tốt, chất lượng cao
- Nhà máy sản xuất nón bảo hiểm in logo Lạng Sơn giá tốt, chất lượng cao
- Gợi ý những mẫu nón bảo hiểm in logo quà tặng phổ biến nhất hiện nay
- Tìm địa chỉ sản xuất nón bảo hiểm in logo giá tốt chất lượng tại Thái Nguyên