Kinh nghiệm đi phượt mùa mưa an toàn và trọn vẹn cho các phượt thủ 

Đi phượt mang đến một trải nghiệm thú vị và độc đáo, giúp bạn khám phá những cung đường mới, những địa điểm hoang sơ và hòa mình vào thiên nhiên. Tuy nhiên, đi phượt mùa mưa cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đi phượt mùa mưa an toàn và trọn vẹn dành cho các phượt thủ.

Kinh nghiệm đi phượt mùa mưa an toàn và trọn vẹn cho các phượt thủ 

Vào mùa mưa, cảnh sắc thiên nhiên mang một vẻ đẹp riêng biệt, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho những ai đam mê phượt. Dưới dây là một số kinh nghiệm đi phượt mùa mưa an toàn và trọn vẹn cho các phượt thủ:

1. Lên kế hoạch kỹ lưỡng

Việc đầu tiên cần làm khi đi phượt đó chính là lên kế hoạch kỹ lưỡng. Lên kế hoạch bao gồm:

  • Xem dự báo thời tiết: Trước khi khởi hành, bạn nên dành thời gian để theo dõi dự báo thời tiết. Nên tránh đi phượt vào những ngày mưa lớn, sấm sét, hoặc có nguy cơ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất đá. Cập nhật dự báo thời tiết thường xuyên để có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
  • Lựa chọn cung đường phù hợp: Ưu tiên những cung đường băng bằng phẳng, ít ổ gà, sỏi đá và có độ cao an toàn. Tránh đi qua những khu vực đèo cao, vực sâu hay những cung đường mới, ít người qua lại.
  • Lên lịch trình chi tiết: Xác định rõ điểm đến, thời gian di chuyển, địa điểm dừng chân, chỗ nghỉ ngơi và các hoạt động dự kiến. Nên dự trù thêm thời gian cho việc di chuyển chậm hơn do ảnh hưởng của mưa và phương án di chuyển dự phòng khi có sự cố.
Lên lịch trình chi tiết để chuyến đi phượt được diễn ra suôn sẻ

Lên lịch trình chi tiết để chuyến đi phượt được diễn ra suôn sẻ

  • Thông báo cho người thân: Thông báo cho gia đình, bạn bè về lịch trình phượt của bạn, bao gồm điểm đến, thời gian dự kiến quay về và số điện thoại liên lạc.

2. Chuẩn bị xe cộ kỹ càng

Khi đi phượt, xe máy là người bạn đồng hành cùng bạn trên suốt hành trình. Do đó, việc chuẩn bị xe cộ kỹ càng là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và giúp bạn có một chuyến đi suôn sẻ.

  • Kiểm tra xe cộ: Đảm bảo xe cộ luôn trong trạng thái tốt nhất trước khi khởi hành. Kiểm tra phanh, lốp xe, đèn xe, hệ thống điện và thay thế hoặc sửa chữa nếu cần thiết.
  • Bảo dưỡng xe: Nên mang xe đi bảo dưỡng định kỳ trước khi đi phượt để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất. Thay thế các phụ tùng cần thiết như: dầu nhớt, lọc gió, bugi, má phanh,… Vệ sinh xe cộ sạch sẽ, kiểm tra lại một lần nữa trước khi khởi hành.
Mang theo những dụng cụ sửa xe cơ bản để có thể tự sửa chữa khi cần

Mang theo những dụng cụ sửa xe cơ bản để có thể tự sửa chữa khi cần

  • Mang theo dụng cụ sửa xe: Mang theo một số dụng cụ sửa xe cơ bản như cờ lê, kìm, tua vít, vá xe, bơm xe,… để có thể tự sửa chữa những hư hỏng nhỏ trên đường đi. Đồng thời, nên mang theo một số phụ tùng dự phòng như săm xe, bugi, dây curoa,… để thay thế khi cần thiết.

3. Chuẩn bị hành trang đầy đủ

Dưới đây là danh sách một số vật dụng cơ bản cho chuyến đi phượt mà bạn không nên bỏ qua:

  • Chuẩn bị trang phục: Mang theo quần áo chống thấm, áo mưa bộ, ủng đi mưa, mũ nón, khăn quàng cổ và găng tay. Ưu tiên những trang phục có màu sắc sáng để dễ nhận biết và khả năng chống thấm tốt.
  • Đồ dùng cá nhân: Mang theo các vật dụng cá nhân cần thiết như kem chống nắng, kem chống côn trùng, đồ dùng vệ sinh cá nhân,…
Mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết như kem chống nắng, đồ vệ sinh cá nhân,...

Mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết như kem chống nắng, đồ vệ sinh cá nhân,…

  • Dụng cụ y tế: Đừng quên mang theo một túi y tế nhỏ với các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc sát trùng, bông băng,…
  • Thiết bị điện tử: Nếu mang theo thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, hãy đảm bảo có túi chống nước hoặc bọc nilon để bảo vệ.
  • Tiền mặt và giấy tờ tùy thân: Mang theo đủ tiền mặt và giấy tờ tùy thân cần thiết như CMND/CCCD, bằng lái xe,…
  • Đèn pin, sạc dự phòng: Đảm bảo nguồn sáng và nguồn điện trong trường hợp trời tối hoặc mất điện.

4. Kỹ năng lái xe an toàn

Vào mùa mưa tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông do đường trơn trượt và hạn chế tầm nhìn. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng lái xe an toàn là vô cùng quan trọng:

  • Giảm tốc độ: Di chuyển với tốc độ chậm và an toàn, phù hợp với điều kiện thời tiết và đường xá. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để có thể xử lý kịp thời trong trường hợp có tình huống bất ngờ xảy ra.
  • Tăng cường quan sát: Luôn chú ý quan sát xung quanh, đặc biệt là tại các khúc cua, ngã rẽ hoặc qua đường. Quan sát kỹ lưỡng trước khi chuyển làn, vượt xe hoặc dừng xe. Chú ý gương chiếu hậu thường xuyên để nắm bắt tình hình giao thông phía sau.
Lái xe chậm, tránh đường trơn trượt và sử dụng phanh, đèn xe hợp lý

Lái xe chậm, tránh đường trơn trượt và sử dụng phanh, đèn xe hợp lý

  • Tránh đi đường trơn trượt: Cẩn thận khi di chuyển qua những khu vực đường trơn trượt, có nhiều vũng nước hoặc bùn đất. Giảm tốc độ và tăng cường quan sát, chú ý giữ tay lái ổn định và tránh phanh gấp.
  • Sử dụng phanh xe hợp lý: Khi trời mưa đường trơn trượt, tránh phanh gấp. Phanh xe từ từ và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước. Sử dụng kết hợp cả phanh trước và phanh sau để đảm bảo hiệu quả phanh tốt nhất.
  • Không lội nước sâu: Khi có những khu vực có nước sâu hoặc có sạt lở thì tuyệt đối nên tránh. Nước sâu có thể khiến xe bị chết máy, hoặc gây nguy hiểm do sạt lở đất đá.

5. Một số lưu ý khác

Ngoài những lưu ý kể trên, các phượt thủ nên lưu ý thêm một số điều sau đây:

  • Tuân thủ luật giao thông: Luôn tuân thủ luật giao thông, đội nón bảo hiểm mỗi khi di chuyển và đi đúng phần đường quy định. Tránh vi phạm giao thông như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu,…
  • Giữ ấm cơ thể: Tránh để cơ thể bị lạnh do mưa gió. Mang theo áo khoác ấm, khăn quàng cổ, găng tay,… để giữ ấm cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và năng lượng cho cơ thể. Uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc để đảm bảo sự tỉnh táo và tập trung khi lái xe.
  • Tránh đi phượt vào ban đêm: Ban đêm tầm nhìn hạn chế và nguy hiểm hơn nhiều so với ban ngày.
  • Sẵn sàng hỗ trợ người gặp nạn: Nếu gặp người gặp nạn trên đường đi, hãy sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ họ.
  • Đi phượt theo nhóm: Không nên đi phượt một mình, hãy đi phượt theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp gặp sự cố.
Nên đi phượt theo nhóm, tránh đi một mình

Nên đi phượt theo nhóm, tránh đi một mình

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường: Không xả rác bừa bãi, bảo vệ môi trường trong suốt chuyến đi.

Cách chọn nón bảo hiểm đi phượt mùa mưa bảo vệ an toàn

Đi phượt vào mùa mưa mang đến nhiều thử thách cho các phượt thủ, đặc biệt là đảm bảo an toàn trên các cung đường trơn trượt. Nón bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đầu, do đo, việc lựa chọn một chiếc nón phù hợp là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách chọn nón mà bạn có thể tham khảo:

  • Cân nhắc chọn mũ bảo hiểm fullface hoặc 3/4 có kính chắn gió để bảo vệ tối đa khuôn mặt và mắt khỏi nước mưa.
  • Chọn nón bảo hiểm được làm từ chất liệu nhựa ABS có độ bền cao, chịu va đập tốt. Tránh chọn nón làm từ chất liệu kém chất lượng dễ bị nứt vỡ khi va chạm. Ưu tiên nón bảo hiểm đã được chứng nhận bởi các tổ chức uy tín.
Chọn nón có chất lượng cao, vừa vặn với đầu để đảm bảo an toàn

Chọn nón có chất lượng cao, vừa vặn với đầu để đảm bảo an toàn

  • Nón phải vừa vặn và thoải mái khi đội, không gây áp lực quá mức lên bất kỳ phần nào của đầu.
  • Đầu tư vào nón bảo hiểm từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và dịch vụ sau bán hàng.
  • Tham khảo ý kiến của những người khác đã sử dụng sản phẩm để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của nón.

Bài viết trên đây là thông tin chi tiết về kinh nghiệm đi phượt mùa mưa an toàn và trọn vẹn cho các phượt thủ. ASAMA hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để có một chuyến phượt mùa mưa an toàn và đáng nhớ.

5/5 - (1 bình chọn)
Lượt xem: 259