Tìm hiểu về chất liệu vỏ nón bảo hiểm – Loại nào tốt nhất?

Chất liệu vỏ nón bảo hiểm đóng vai trò quyết định đến độ bền và khả năng bảo vệ khi xảy ra va chạm. Từ nhựa ABS, polycarbonate đến sợi carbon, mỗi loại đều có đặc điểm riêng biệt. Vậy đâu là chất liệu tốt nhất, vừa an toàn vừa đáng đầu tư cho những chuyến đi? Hãy cùng khám phá ngay!

Tại sao chất liệu vỏ nón bảo hiểm lại quan trọng?

Chất liệu của phần vỏ là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng của nón bảo hiểm bởi:

  • Phân tác lực tác động: Chất liệu của vỏ nón phải đủ cứng để chịu được lực va đập lớn, đồng thời có khả năng phân tán lực đều để giảm tác động lên đầu người đội.
  • Hấp thụ xung lực: Những chất liệu cao cấp giúp hấp thụ xung lực hiệu quả hơn, bảo vệ phần sọ và não khỏi tổn thương nghiêm trọng khi xảy ra va chạm.
  • Độ bền cơ học cao: Những vật liệu chất lượng cao như ABS, sợi carbon, polycarbonate không chỉ bền mà còn nhẹ, hạn chế việc nón bị nứt, gãy khi gặp va đập mạnh.
  • Giảm tải trọng lên cổ và vai: Một số chất liệu cao cấp như sợi carbon hoặc sợi thủy tinh giúp nón nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khả năng bảo vệ, từ đó giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn khi dùng.
  • Tăng cường tính di động: Nón nhẹ sẽ giảm áp lực lên cổ, tạo sự linh hoạt cho người đội, giúp cải thiện khả năng tập trung và tăng tính an toàn khi điều khiển phương tiện.
  • Tính thẩm mỹ cao: Những loại nón sử dụng chất liệu cao cấp thường có bề mặt nhẵn mịn, đẹp mắt, khả năng giữ màu tốt, chống trầy xước và chống bay màu, giúp nón bảo hiểm duy trì ngoại hình bền đẹp.
  • Đạt chuẩn chất liệu: Chất liệu chất lượng cao giúp nón bảo hiểm dễ dàng đạt các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam hoặc quốc tế.
Chất liệu của phần vỏ là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng của nón bảo hiểm 

Chất liệu của phần vỏ là yếu tố quyết định hàng đầu đến chất lượng của nón bảo hiểm

Các loại chất liệu vỏ nón bảo hiểm 

Dưới đây là một số loại chất liệu vỏ nón bảo hiểm phổ biến và ưu, nhược điểm của từng loại:

1. Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene)

Acrylonitrile Butadiene Styrene (ABS) là một loại nhựa nhiệt dẻo với cấu trúc gồm ba monome chính: acrylonitrile, butadiene và styrene. Trong sản xuất nón bảo hiểm, đặc biệt là phần vỏ, nhựa ABS đóng một vai trò thiết yếu với những ưu điểm nổi bật sau:

  • Khả năng chống chịu: Nhựa ABS có độ bền vượt trội, khả năng chịu lực và hấp thụ lực tác động hiệu quả, giúp giảm thiểu chấn thương đầu khi xảy ra va chạm.
  • Trọng lượng nhẹ: Với khối lượng nhẹ, nhựa ABS giúp giảm tải trọng cho nón bảo hiểm mang đến sự thoải mái cho người dùng.
  • Khả năng tái chế: ABS là vật liệu có thể tái chế, góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Giá thành hợp lý: Nhựa ABS có giá thành phải chăng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá bán sản phẩm và dễ tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Nhựa ABS có giá thành phải chăng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nón bảo hiểm

Nhựa ABS có giá thành phải chăng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nón bảo hiểm

Ngoài những ưu điểm kể trên mẫu nón này cũng có một số nhược điểm như:

  • Khả năng chịu nhiệt kém: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao qua lâu, nón bảo hiểm từ nhựa ABS trở nên giòn và dễ hư hỏng.
  • Kháng dung môi: Chất liệu này kháng dung môi và tạo các chất độc khi bị đốt cháy.

2. Polypropylen (PP)

Polypropylen là một loại nhựa nhiệt dẻo, có độ bền cơ học và khả năng chịu lực khá tốt. Chất liệu này có nhiều ưu điểm như:

  • Khả năng chống chịu hóa chất tốt: PP có khả năng chống chịu tốt với các loại dung môi và hóa chất, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt.
  • Giá thành hợp lý: Chi phí sản xuất nhựa PP thấp hơn so với ABS, nên sản phẩm làm từ PP thường có giá phải chăng.
  • Độ bền cao: PP có khả năng chịu lực va đập tốt, chịu được mài mòn và ít bị biến dạng.
PP là một loại nhựa nhiệt dẻo, có độ bền cơ học và khả năng chịu lực khá tốt

PP là một loại nhựa nhiệt dẻo, có độ bền cơ học và khả năng chịu lực khá tốt

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu lực không cao: Polypropylen không chịu được va đập mạnh như các chất liệu khác, nên thường chỉ dùng cho nón bảo hiểm thông thường.
  • Dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao: Loại nhựa này có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể bị biến dạng.

3. Sợi Carbon (Carbon Fiber)

Sợi carbon là vật liệu cao cấp, cực kỳ nhẹ và chắc chắn, nổi tiếng trong các lĩnh vực công nghệ cao như hàng không, xe đua. Chất liệu này có những ưu điểm vượt trội như:

  • Rất nhẹ: Trọng lượng của sợi carbon rất nhẹ, giúp giảm tải lên cổ và vai người đội, phù hợp với người thường xuyên di chuyển xa.
  • Khả năng chịu va đập tốt: Chất liệu này có độ bền cơ học rất cao, giúp phân tán lực va đập hiệu quả, bảo vệ đầu tốt nhất.
  • Khả năng chống ăn mòn: Chống chịu tốt trước tác động của môi trường, không bị ăn mòn hoặc xuống cấp nhanh chóng.
Sợi carbon là vật liệu cao cấp, cực kỳ nhẹ và chắc chắn

Sợi carbon là vật liệu cao cấp, cực kỳ nhẹ và chắc chắn

Nhược điểm:

  • Giá thành rất cao: Do quy trình sản xuất phức tạp và chi phí nguyên liệu đắt đỏ, nón bảo hiểm được làm từ sợi carbon có giá rất cao.
  • Khó sản xuất và gia công: Quy trình sản xuất sợi carbon đòi hỏi công nghệ và tay nghề cao, hạn chế sự đa dạng của mẫu mã.

4. Sợi thủy tinh (Fiberglass)

Sợi thủy tinh là vật liệu tổng hợp từ sợi thủy tinh và nhựa, nhẹ và bền, thường dùng trong các dòng sản phẩm yêu cầu độ bền cao. Trong sản xuất nón bảo hiểm, chất liệu này có những ưu điểm như:

  • Trọng lượng nhẹ: Sợi thủy tinh giúp nón bảo hiểm nhẹ hơn so với ABS hay PP, mang lại sự thoải mái cho người đội.
  • Khả năng chống chịu thời tiết tốt: Chất liệu này có khả năng chống thấm, chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết đa dạng.
  • Chống va đập tốt: Sợi thủy tinh chịu va đập tốt, độ bền cao, ít bị nứt khi va đập.
Sợi thủy tinh có khả năng chống thấm, chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt

Sợi thủy tinh có khả năng chống thấm, chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt

Nhược điểm:

  • Chi phí sản xuất khá cao: Giá thành của sợi thủy tinh nằm ở mức trung bình, thấp hơn sợi carbon nhưng cao hơn PP và ABS.
  • Có thể giòn khi va chạm cực mạnh: Dù bền, nhưng sợi thủy tinh có thể bị giòn khi va chạm với lực quá mạnh.

5. Nhựa Composite

Composite là loại nhựa tổng hợp được gia cố bằng các sợi như sợi thủy tinh hoặc sợi carbon. Chất liệu này có khả năng chống chịu lực rất tốt, giúp bảo vệ đầu khi gặp va đập mạnh. Bên cạnh đó, chúng còn có những ưu điểm như độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt và trọng lượng nhẹ.

Tuy nhiên, giá thành của composite khá cao, nên thường chỉ thấy ở các dòng nón bảo hiểm tầm trung và cao cấp. Đồng thời, việc sản xuất loại nhựa này cũng đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo độ bền và tính đồng nhất.

Nên chọn nón bảo hiểm được làm từ chất liệu nào là tốt nhất?

Việc lựa chọn chất liệu nón bảo hiểm phù hợp là yếu tố quyết định hàng đầu để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Mỗi loại chất liệu như nhựa ABS, polycarbonate, sợi thủy tinh hay sợi carbon đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Từ độ bền, trọng lượng, khả năng chịu lực cho đến giá thành, mỗi chất liệu đều đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người dùng.

Việc lựa chọn nón bảo hiểm được làm từ chất liệu nào phụ thuộc rất lớn người dùng

Việc lựa chọn nón bảo hiểm được làm từ chất liệu nào phụ thuộc rất lớn người dùng

Do đó, không có một loại chất liệu nào được xem là “tốt nhất” cho tất cả mọi người. Việc lựa chọn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính và sở thích cá nhân của từng người. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được nón bảo hiểm chất liệu phù hợp, mang lại sự bảo vệ và thoải mái nhất khi sử dụng.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về chất liệu vỏ nón bảo hiểm – loại nào tốt nhất? do ASAMA Helmet tổng hợp. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lựa chọn sản phẩm.

Đánh giá bài viết
Lượt xem: 227