Những lưu ý khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em để đảm bảo an toàn
Mỗi khi tham gia giao thông sự an toàn của bé luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Mũ bảo hiểm là một trong những vật dụng bảo vệ không thể thiếu, nhưng để phát huy khả năng bảo vệ, việc đội mũ đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, giúp bản bảo vệ bé yêu tốt nhất.
Tại sao trẻ em cần đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông?
Mỗi khi tham gia giao thông trẻ em cần đội mũ bảo hiểm là bởi:
- Bảo vệ đầu và não bộ: Đầu là bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra va chạm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu và giảm nguy cơ chấn thương sọ não hoặc các tổn thương khác.
- Giảm nguy cơ tử vong: Trẻ em là đối tượng có cơ thể còn non yếu nên việc bảo vệ đầu là rất quan trọng. Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng việc đội mũ có thể giảm nguy cơ tử vong khi tai nạn giao thông.
- Tuân thủ pháp luật: Tại Việt Nam, pháp luật quy định trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Việc tuân thủ quy định không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho bản thân mà còn tránh bị phạt.
- Hình thành thói quen: Việc giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của mũ bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ và đội mũ bảo hiểm thường xuyên sẽ giúp các em ý thức sâu sắc về an toàn giao thông. Từ đó hình thành thói quen bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông.
- Bảo vệ tương lai: Não bộ là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể đặc biệt với trẻ nhỏ, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của con người. Bảo vệ não bộ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ về sau.

Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ đầu của bé khi tham gia giao thông
Những lưu ý khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em để đảm bảo an toàn
Dưới đây là những lưu ý khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em mà các phụ huynh cần biết để đảm bảo an toàn:
Lưu ý cần biết khi lựa chọn mũ bảo hiểm cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn cho bé, khi lựa chọn mũ bảo hiểm các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:
- Kiểm tra kích thước vòng đầu của trẻ và chọn mũ bảo hiểm theo đúng số đo được nhà sản xuất cung cấp.
- Chọn mũ bảo hiểm làm từ chất liệu cao cấp, có khả năng chịu va đập tốt như nhựa ABS.
- Trọng lượng của mũ cũng cần phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Mũ không nên quá nặng để tránh gây mệt mỏi cho trẻ khi đội trong thời gian dài.
- Mũ bảo hiểm nên có các lỗ thoáng khí để đảm bảo sự thông thoáng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đội, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức.
- Dây đeo cần chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng để phù hợp với kích thước đầu và cổ của trẻ.
- Khóa cài an toàn phải dễ sử dụng nhưng đồng thời phải đảm bảo chắc chắn, không tự động bật mở khi có va chạm.
- Trẻ em thường yêu thích những mũ bảo hiểm có thiết kế bắt mắt, màu sắc tươi sáng hoặc có hình ảnh nhân vật hoạt hình yêu thích. Điều này sẽ khuyến khích trẻ tự giác đội mũ mỗi khi ra đường.

Chọn mũ bảo hiểm có hoạ tiết bắt mắt để thu hút các em đội thường xuyên
- Hãy chọn mũ bảo hiểm đã qua kiểm định và đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hoặc quốc tế.
- Kiểm tra nhãn hiệu và thông tin về nhà sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy tờ và chứng nhận an toàn.
- Sau một thời gian sử dụng nhất định (thường là 3-5 năm) hoặc ngay sau khi mũ bị va đập mạnh, mũ bảo hiểm cần được thay mới.
- Trước khi mua, nên cho trẻ thử mũ để đảm bảo sự thoải mái và vừa vặn. Nếu mua online, hãy chắc chắn rằng có chính sách đổi trả dễ dàng nếu mũ không vừa.
Cách đội mũ bảo hiểm cho trẻ em đúng cách
Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em đúng cách là hành động rất quan trọng để bảo vệ an toàn của bé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
- Đặt mũ lên đầu: Đặt mũ lên đầu sao cho phần vành song song với chân mày của trẻ và nằm cách chân mày khoảng 1- 2cm. Đảm bảo rằng mũ không bị ngả ra sau hoặc trượt về phía trước, giữ cho mũ ở vị trí cân bằng và ổn định trên đầu.
- Điều chỉnh quai mũ: Tiếp theo, điều chỉnh hai quai mũ sao cho chúng ôm sát vào phần thùy tai của trẻ. Quai mũ nên tạo thành hình chữ “V” ngay dưới tai và không bị xoắn.

Điều chỉnh mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu của bé không quá chặt hoặc không quá lỏng
- Cài khóa: Khoá phải được cài sao cho vừa khít, không quá chặt gây khó chịu nhưng cũng không quá lỏng để tránh mũ bị xê dịch khi trẻ di chuyển. Đảm bảo rằng khi cài khóa, bạn có thể nhét vừa hai ngón tay giữa dây đeo và cằm trẻ, điều này giúp đảm bảo sự thoải mái mà vẫn an toàn.
- Kiểm tra lại mũ bảo hiểm: Sau khi đội và cài dây, hãy lắc nhẹ đầu trẻ để kiểm tra xem mũ có bị dịch chuyển không. Nếu mũ bị dịch chuyển nhiều, cần điều chỉnh lại dây đeo hoặc thử mũ khác. Đảm bảo khóa cài an toàn đã được cài chắc chắn, không tự mở ra khi có va đập.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về những lưu ý khi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em để đảm bảo an toàn do ASAMA Helmet tổng hợp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ thôi thúc các bậc phụ huynh hành động ngay để bảo vệ con em mình.
- Cách biến nón bảo hiểm in logo thành chiến dịch marketing hiệu quả
- Marketing bằng nón bảo hiểm in logo chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
- Cách chọn mũ bảo hiểm in logo thương hiệu chất lượng, giá tốt
- Xưởng sản xuất nón bảo hiểm in logo giá rẻ, chất lượng cao
- Hướng dẫn chọn size nón bảo hiểm in logo phù hợp
- Những điều cần biết trước khi chọn nón bảo hiểm in logo cho các chương trình
- Mua sỉ nón bảo hiểm cần chú ý gì để tránh rủi ro?
- Gợi ý quà tặng doanh nghiệp ấn tượng, tiết kiệm chi phí
- Cách đặt nón bảo hiểm in logo theo yêu cầu – Doanh nghiệp cần biết gì?
- Cách tối ưu thiết kế logo trên nón bảo hiểm để khách hàng dễ nhớ nhất