Tại sao phải thay nón bảo hiểm sau va chạm? Lý giải chi tiết
Sau mỗi lần va chạm, dù lớn hay nhỏ, nón bảo hiểm của bạn có thể đã mất đi khả năng bảo vệ an toàn như ban đầu. Vậy tại sao việc thay nón bảo hiểm sau va chạm lại quan trọng đến vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết lý do và những nguy cơ tiềm ẩn nếu tiếp tục sử dụng nón trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của nón bảo hiểm và cách bảo vệ khi va chạm
Nón bảo hiểm là vật dụng giúp bảo vệ an toàn của người dùng mỗi khi tham gia giao thông.
1. Cấu tạo của nón bảo hiểm
Nón bảo hiểm có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính, mỗi bộ phận đều có vai trò cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Lớp vỏ: Phần vỏ ngoài của nón thường được làm từ ABS có độ bền và khả năng chịu va đập cao. Khi xảy ra va chạm, chúng giúp phân tán lực tác động trên một diện rộng, giảm thiểu nguy cơ chấn thương do các vật sắc nhọn hay va đập mạnh. Lớp này cũng có khả năng chống xước và bảo vệ bên trong khỏi các yếu tố thời tiết như mưa, nắng.
Lớp xốp: Phần này thường được làm từ EPS (Expanded Polystyrene) nén chặt. Lớp xốp có tác dụng phân tán và giảm thiểu lực tác động khi va chạm. Khi có sự cố xảy ra, chúng sẽ nén lại, giúp giảm tối đa tác động trực tiếp lên đầu của người đội nón.
Lớp lót: Thường là lớp vải mềm và có khả năng thấm hút mồ hôi, kháng khuẩn, giúp người đội cảm thấy thoải mái. Bộ phận này giúp tạo cảm giác êm ái, bảo vệ da đầu và tăng cường độ bám của nón. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ làm mát và thoáng khí, hạn chế mùi hôi khi sử dụng trong thời gian dài.
Quai đeo và khóa an toàn: Đây là bộ phận giúp cố định nón trên đầu người dùng, tránh nón bị bung ra khi có va chạm mạnh. Điều này đảm bảo rằng nón bảo hiểm luôn ở đúng vị trí để bảo vệ đầu.
2. Cách nón bảo hiểm bảo vệ khi va chạm
Nón bảo hiểm giúp giảm thiểu chấn thương nhờ cơ chế hoạt động của từng bộ phận khi có va chạm xảy ra:
- Phân tán lực tác động: Khi va chạm, lực bên ngoài sẽ được lớp vỏ ngoài phân tán đều trên bề mặt nón, tránh tác động trực tiếp và tập trung vào một điểm trên đầu. Nhờ đó, nguy cơ gãy xương sọ hoặc chấn thương nặng vùng đầu được giảm thiểu.
- Hấp thụ chấn động: Lớp xốp EPS đóng vai trò hấp thụ lực tác động, giúp giảm chấn động truyền đến não. Khi va chạm, lớp xốp này sẽ nén lại, hấp thu và giảm đáng kể lượng lực đi vào phần đầu, bảo vệ hệ thần kinh và não bộ khỏi các tổn thương.
- Bảo vệ trước các yếu tố bên ngoài: Ngoài việc giảm chấn thương, nón bảo hiểm còn có chức năng bảo vệ khỏi gió, bụi, mưa và các yếu tố môi trường khác, giúp người đội giữ được sự ổn định và tầm nhìn tốt khi di chuyển.
Những rủi ro khi tiếp tục sử dụng nón bảo hiểm sau va chạm
Sau va chạm việc tiếp tục sử dụng nón bảo hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo vệ và sự an toàn của người dùng như
Giảm hiệu quả hấp thụ: Lớp xốp EPS bên trong nón bảo hiểm, vốn có tác dụng hấp thụ lực va chạm, có thể bị hỏng hoặc mất đi tính đàn hồi sau khi đã va chạm một lần. Vào những lần tiếp, nón sẽ nón bảo hiểm không thể phân tán lực hiệu quả, dẫn đến việc lực tác động lên đầu và não của người đội sẽ tăng lên, gia tăng nguy cơ chấn thương nghiêm trọng.
Lớp bỏ bị giảm độ bền: Sau một lần va chạm mạnh, vỏ này có thể xuất hiện các vết nứt hoặc biến dạng vi mô. Những hư hỏng này khó phát hiện bằng mắt thường nhưng làm yếu cấu trúc nón, khiến nón dễ bị nứt vỡ hoàn toàn nếu va chạm lần nữa, từ đó không đảm bảo khả năng bảo vệ.
Quai đeo, khóa an toàn có thể bị hỏng: Quai đeo, khóa an toàn có thể bị giãn, rách hoặc hư hỏng, giảm khả năng giữ nón cố định trên đầu sau va chạm. Điều này dẫn đên việc nón có thể bị xê dịch hoặc bật ra ngoài khi gặp va chạm tiếp theo, làm mất đi hoàn toàn chức năng bảo vệ cho người đội.
Dấu hiệu cần thay nón bảo hiểm sau va chạm
Để đảm bảo an toàn, nên thay thế ngay sau va chạm nếu nón bảo hiểm của bạn có những dấu hiệu sau:
- Vỏ ngoài bị nứt, vỡ hoặc có các vết trầy xước sâu, vết lõm hoặc biến dạng. Lớp lót bị rách, xô lệch hoặc có dấu hiệu mòn, mất độ dày ở một số điểm.
- Quai đeo bị giãn, rách, hoặc khóa cài bị kẹt, khó đóng mở hoặc không còn chắc chắn.
- Nón cảm giác lỏng lẻo, không còn khít với đầu hoặc gây khó chịu khi đội.
- Dù không nhìn thấy dấu hiệu hư hỏng bên ngoài, nếu bạn cảm thấy nón bảo hiểm không còn chắc chắn hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy thay mới để đảm bảo an toàn.
- Ngay cả khi không xảy ra va chạm, bạn cũng nên kiểm tra nón bảo hiểm định kỳ để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng tiềm ẩn.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về tại sao phải thay nón bảo hiểm sau va chạm? Lý giải chi tiết do ASAMA Helmet tổng hợp. Hy vọng với những chia sẽ trên bạn sẽ biết ưu tiên sử dụng nón bảo hiểm chất lượng và thay thế nó ngay khi cần thiết.
- Sản xuất nón bảo hiểm in logo ở Điện Biên giá gốc, không qua trung gian
- Cách tăng doanh số với chương trình khuyến mãi tặng nón bảo hiểm
- Sản xuất nón bảo hiểm in logo Phú Thọ giao hàng nhanh chóng
- Hướng dẫn đặt nón bảo hiểm quà tặng số lượng nhỏ cho doanh nghiệp
- Nón bảo hiểm in logo Bắc Giang đa dạng mẫu mã, giá tốt
- Giá nón bảo hiểm quảng cáo là bao nhiêu? Những điều cần biết
- Bí quyết đặt nón bảo hiểm quảng cáo giá tốt, chất lượng cao
- Nhà máy sản xuất nón bảo hiểm in logo Lạng Sơn giá tốt, chất lượng cao
- Gợi ý những mẫu nón bảo hiểm in logo quà tặng phổ biến nhất hiện nay
- Tìm địa chỉ sản xuất nón bảo hiểm in logo giá tốt chất lượng tại Thái Nguyên